Kiến thức

    Tìm hiểu về cơ chế bằng chứng cổ phần Proof of Stake - Market247.io

    ByMay
    Oct 20, 2022

    Sau sự kiện The Merge, Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang cơ chế Proof of Stake làm chao đảo thị trường crypto, PoS trở thành một từ khóa nóng hơn bao giờ hết. Vậy cơ chế đồng thuận Proof of Stake là gì? Cơ chế này có những ưu điểm như thế nào? Hãy cùng Market247.io tìm hiểu trong bài viết này.

    Proof of Stake là gì?

    What-is-proof-of-stake-pos.jpg

    Proof of Stake (PoS) - Bằng chứng cổ phần: là thuật toán đồng thuận trên nền tảng Blockchain. Người dùng sẽ ký gửi (Stake) một khối lượng tài sản nhất định để trở thành người xác thực của Blockchain. Những người kiểm định (Validator) sẽ xác minh giao dịch trên mạng và gửi bằng chứng vào khối. Nếu đúng, họ sẽ nhận được phí giao dịch. Nếu sai, họ sẽ một lượng tài sản đã ký gửi vào hệ thống.

    PoS ra đời được coi là giải pháp thay thế cho cơ chế PoW, thay vì giải mã các bài toán phức tạp cần phải sử dụng sức mạnh tính toán để xác minh các giao dịch.

    Cách thức hoạt động của Proof of Stake

    Thuật toán Proof of Stake yêu cầu những người tham gia xác nhận phải đóng góp một lượng coin nhất định để ký quỹ. Khi xác nhận diễn ra thành công, phần thưởng sẽ được chia cho những người đóng góp. Bất kỳ ai muốn tham gia vào quá trình đặt cổ phần này đều cần sở hữu một lượng coin trong hệ thống. Sau khi Staking thành công, lượng coin sẽ sẽ bị khóa để làm tài sản thế chấp. Khi có càng nhiều người dùng đặt cược thì cơ hội được lựa chọn càng cao. Số lượng cổ phần sẽ quyết định cơ hội mà node được chọn làm người xác nhận cho blockchain. Cổ phần càng lớn thì cơ hội là người xác nhận càng lớn và ngược lại.

    Theo thuật toán của Proof of Stake, mọi thứ không đơn giản chỉ là khóa coin và nhận phần thưởng. Để gia tăng cơ hội nhận được lãi và chiếm được block một cách nhanh nhất, người dùng cần cạnh tranh với các staker khác.

    Cơ chế Proof of Stake hiện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều dự án Blockchain, tuy nhiên nó cũng có 2 mặt:

    • Nếu trong thời gian bị khóa, dự án hoạt động tốt và chứng minh được việc người dùng giữ token và không bán đi sẽ có nhiều lợi ích trong tương lai thì sau khi chu kỳ khóa sẽ không có áp lực xả bán.
    • Nếu trong thời gian khóa, dự án không có gì thay đổi hoặc có dấu hiệu đi xuống, khả năng cao người dùng sẽ xả hết token thưởng cùng với số lượng token gốc, khi này dự án sẽ chịu nhiều tổn thất hơn.

    Ưu và nhược điểm của cơ chế đồng thuận Proof of Stake

    what-is-pos.jpg

    Là thuật toán được lựa chọn để thay thế cho Proof of Work, PoS cũng có hai mặt ưu và nhược điểm.

    Ưu điểm

    • Tiết kiệm năng lượng: Khi so sánh với PoW, có thể nói Proof of Stake rất tiết kiệm năng lượng. Cơ chế này giúp giảm thiểu đáng kể lượng điện năng thải ra môi trường từ đó giúp tiết kiệm năng lượng.
    • Mức độ bảo mật cao: Để kiểm soát mạng lưới, mỗi node phải sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong mạng, còn được gọi là cuộc tấn công 51%. Tùy thuộc vào giá trị của đồng coin, điều này rất hiếm khi xảy ra bởi để giành được quyền kiểm soát mạng, kẻ tấn công cần phải chiếm hữu được 51% lượng tiền đang lưu hành. Bên cạnh đó, một khi tấn công thất bại, kẻ tấn công sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cược vào hệ thống.
    • Tính linh hoạt: Nếu node được chọn để xử lý khối tiếp theo không có mặt trong một khoảng thời gian được xác định từ trước, thì cơ chế PoS sẽ chọn các các nút dự trữ khác để ngăn việc treo xử lý ảnh hưởng tới quá trình làm việc của hệ thống.
    • Tính phi tập trung: Nhiều người dùng được khuyến khích chạy các node hơn. Việc khuyến khích người dùng cùng với quá trình ngẫu nhiên hóa cũng làm cho mạng phi tập trung hơn.

    Nhược điểm

    • Khi đã trở thành người xác thực, người dùng sẽ nhận được phần thưởng từ việc xác thực, nhưng sẽ bị giảm vốn, hoặc bị mất giá đồng coin. Trong nhiều trường hợp, số lượng bù vào sẽ không đủ để hòa vốn.
    • PoS dựa trên cổ phần tương ứng của người nắm giữ. Những người sở hữu lượng token lớn hơn sẽ có ROI tốt hơn.
    • Rủi ro scam: Nếu người dùng lựa chọn nền tảng để stake không uy tín hoặc lựa chọn các coin rác, việc mất tài sản là điều dễ dàng diễn ra.

    Cơ chế đồng thuận PoS có an toàn không?

    what-is-proof-of-stake.jpg

    Có thể nói, với Proof of Work, sẽ rất khó để thực hiện việc tấn công vào hệ thống, như tấn công 51% bởi sẽ đòi hỏi về mặt chi phí về năng lượng cần cho việc tính toán cực lớn, lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu được. Đồng thời, đối với Proof of Stake, việc tấn công cũng không hề dễ dàng bởi nếu thất bại, kẻ tấn công sẽ mất toàn bộ tiền cược.

    Proof of Stake tương đối dễ dùng, tối ưu và ít rủi ro hơn so với Proof of Work. Nếu xét về độ an toàn, thì PoS không đáng ngại vì nó chỉ là công cụ, còn an toàn thì phải xét về dự án đó. Nếu dự án tốt, thì Stake loại token đó sẽ giúp người xác nhận có thêm phần thưởng. Nhưng nếu dự án kém, thì số token sẽ bị khóa và giảm giá nặng nề.

    Gian lận trong Proof of Stake

    Một câu hỏi được đặt ra khi tìm hiểu về Proof of Stake là nếu người xác nhận được chọn cố tình gian lận để tấn công hệ thống bằng việc tạo ra cái validate block giả mạo thì sẽ như thế nào.

    Trong trường hợp việc giả mạo bị phát hiện thì kẻ tấn công sẽ mất toàn bộ số tiền đã stake. Đây là lý do stake không được hoàn trả ngay khi sau người xác nhận từ bỏ quyền tham gia. Điều này giúp tránh nguy cơ validate block là giả mạo.

    Để đảm bảo lợi nhuận thu được nhỏ hơn nhiều so với số tiền bị phạt làm giảm động lực tấn công hệ thống, stake tối thiểu sẽ được quy định. Có thể nói, đánh vào các hình phạt kinh tế là điểm mốt chốt để gia tăng tính an toàn của Proof of Stake, góp phần khiến cho việc giả mạo và tấn công trở nên khó khăn hơn.

    Tương lai của Proof of Stake

    proof-of-stake.jpg

    Sau sự kiện The Merge, Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang** Proof of Stake**, PoS đã được nhiều dự án lựa chọn hơn. Giao thức PoS khắc phục một số vấn đề mà PoW đang gặp phải, đặc biệt là việc tiêu hao năng lượng. Khi nhu cầu công nghệ bền vững toàn cầu tăng lên, PoS sẽ trở thành nguyên tắc cho nền công nghiệp Blockchain.

    Vẫn có nhiều cuộc tranh luận diễn ra xoay quanh PoW và PoS, nhưng nếu càng nhiều blockchain tích hợp cơ chế PoS thì khả năng mở rộng sẽ càng cao. Giao thức PoS sẽ đến thời của nó khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhưng không thể phủ nhận nó là một ứng viên mạnh mẽ nhất trong giao thức đồng thuận.

    Kết luận

    Trên đây là toàn bộ kiến thức về cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Market247.io tin rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có thật nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi các kênh thông tin của Market247 để cập nhật những tin tức mới nhất từ thị trường crypto.

    Câu hỏi liên quan

    Dự án nào sử dụng cơ chế Proof of Stake?

    Có hai cơ chế đồng thuận chính được sử dụng bởi hầu hết các loại tiền điện tử ngày nay. Cơ chế PoW được sử dụng bởi Bitcoin, Ethereum 1.0 và nhiều loại khác. PoS được sử dụng Ethereum 2.0, Cardano, Tezos, TRON,...

    Tại sao Ethereum muốn chuyển sang Proof of Stake?

    Lý do Ethereum muốn chuyển sang Proof of Stake bởi POS mang lại nhiều ưu điểm và có giải pháp để giải quyết những vấn đề mà mạng lưới Ethereum đang gặp phải.

    • Chi phí: Để vận hành một valicator cần chi phí thấp hơn so với các thợ đào (miner).
    • Khả năng mở rộng: Một số vấn đề về khả năng mở rộng trên Ethereum có thể giải quyết dễ dàng hơn với PoS.
    • An toàn: Thuật toán POS an toàn và phi tập trung hơn POW.

    Giới thiệu về Market247

    Market247.io là kênh phổ cập kiến thức blockchain cho cộng đồng. Chúng tôi cung cấp những kiến thức hữu ích từ cơ bản đến nâng cao cho tất cả những ai muốn đi sâu vào thị trường blockchain và tiền điện tử. Market247.io tin chắc rằng “Đầu tư vào kiến thức sẽ mang lại lợi ích tốt nhất”.

    Theo dõi chúng tôi tại:

    Các bài đăng liên quan

    Related Post
    logo
    About Us
    © 2022MARKET247
    Follow Us